Chia sẻ cách kinh nghiệm bán thiết bị vệ sinh hiệu quả

February 6, 2021
thiết bị vệ sinh

“Làm thuê nhiều năm trong khu công nghiệp, tôi chưa có đột phá gì cả. Đến bây giờ tôi đã kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh 3 năm và tôi thấy mình đã lựa chọn đúng.” Nhưng cách kinh doanh thiết bị vệ sinh đạt lợi nhuận cao không phải đại lý, chủ cửa hàng, showroom nào cũng nắm bắt và thực hiện được. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức về lĩnh vực kinh doanh thiết bị vệ sinh.


1. Nên kinh doanh thiết bị vệ sinh vào thời điểm nào ?

 

Một câu hỏi đặt ra với nhiều người khi có ý định mở cửa hàng thiết bị vệ sinh đó chính là nên mở cửa hàng kinh doanh vào thời điểm nào ? Kinh doanh thiết bị vệ sinh chủ yếu vào thời điểm các doanh nghiệp, xây dựng và thi công nhà ở, công trình, nhà dân. Đa phần, hoạt động xây dựng công trình được chia làm 2 mùa trong năm. Do vậy, việc mở cửa hàng, đại lý thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát được 2 mùa cụ thể (thường tính theo âm lịch).

 

Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả


Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh nên lựa chọn thời điểm mở cửa hàng vào các mùa xây dựng trong năm.

 

Khi có ý định mở cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh, có 2 thời điểm bạn nên tiến hành hoạt động kinh doanh. Đầu tiên đó chính là mở cửa hàng vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Mùa xây dựng đầu năm vào mùa xuân tức là hết Tết nguyên đán và thường hoàn thiện vào mùa Hạ nên việc mở cửa hàng và khai trương vào mùa xuân là thời điểm phù hợp nhất. Việc xây dựng công trình thường kéo dài khoảng đầu mùa, thời điểm ra Tết và lúc hoàn thiện và bàn giao công trình thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy theo công việc xây dựng. Do đó, nếu mở cửa hàng sớm, bạn có cơ hội để thu hút khách hàng khi mở cửa hàng ở thời điểm này.

Ngoài giai đoạn mùa xuân, thì bạn có thể mở cửa hàng thiết bị vệ sinh vào mùa xây dựng công trình hoàn thiện tức là từ khoảng tháng 8 đến tháng 12. Do đó, bạn có thể khai trương cửa hàng vào khoảng tháng 8 âm lịch, tức là sau tháng 7 cô hồn. Đây chính là mùa xây dựng thứ hai trong năm, công việc xây dựng thường kéo dài vài tháng và hoàn thiện trước Tết. Đó chính là lúc kinh doanh thiết bị vệ sinh sôi nổi ở thời điểm gần cuối năm, từ tháng 10 âm lịch đổ ra.

 

Tất nhiên quy luật xây dựng này chỉ gọi là tham khảo và mang tính chất kinh nghiệm chỉ đúng khoảng 80%. Ở nông thôn thì quy luật này có vẻ đúng hơn còn ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM thì gần như các công trình xây dựng suốt cả năm nên bạn có thể mở cửa hàng ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên mùa xây dựng luôn là một yếu tố quan trọng bạn nên cân nhắc khi kinh doanh mở cửa hàng thiết bị vệ sinh.

 

2. Cách tìm kiếm nguồn hàng thiết bị vệ sinh phù hợp

 

Theo thống kê, tại thị trường Việt Nam hiện nay, có khoảng 50 nhà phân phối thiết bị vệ sinh lớn nhỏ, cả trong nước và ngoài nước. Trong số các thương hiệu nổi tiếng như Toto, Inax, Viglacera, Grohe hay Kohler thì còn rất nhiều thương hiệu thiết bị vệ sinh Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản. Trong đó, thiết bị vệ sinh Trung Quốc với giá thành bình dân đang chiếm thị phần khá cao và bán tràn lan trên thị trường.

 

Hàng hóa đa dạng đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cao mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhằm lựa chọn nguồn hàng thiết bị vệ sinh tốt nhất và phù hợp nhất nhu cầu kinh doanh. Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh đó là bạn có thể nhập hàng hay làm đại lý cho một thương hiệu hay lấy hàng từ nhiều đơn vị về kinh doanh để phong phú sản phẩm và phù hợp với phân khúc khách hàng. Vậy các đại lý, cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh thường tìm kiếm khách hàng thông qua các cách nào, dưới đây là một số cách phổ biến nhất.

 

Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh từ A đến Z

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu thiết bị vệ sinh khác nhau.

 

Đầu tiên nếu bạn quen người làm cùng ngành hoặc từng kinh doanh thiết bị vệ sinh thì có thể hỏi ý kiến của họ để lựa chọn nhà phân phối thiết bị vệ sinh phù hợp. Tuy nhiên đa số các cửa hàng hiện nay, thường tìm kiếm đại lý thông qua Internet, hoặc do đọc qua báo đài, tạp chí hoặc TV. Một kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh khác, nếu có vốn và quan hệ rộng hay kinh nghiệm giao dịch với nước ngoài, bạn có thể nhập khẩu trực tiếp sản phẩm thiết bị vệ sinh từ họ về kinh doanh.

3. Nên kinh doanh đa dạng các sản phẩm thiết bị vệ sinh

Khi mở cửa hàng thiết bị vệ sinh, kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh, bạn cần kinh doanh đa dạng các mặt khác khác nhau để đem lại lợi nhuận cộng hưởng và doanh thu tốt nhất cho cửa hàng. Bởi thông thường, khách hàng khi mua thiết bị vệ sinh, họ không chỉ mua một hoặc hai sản phẩm mà mua nhiều sản phẩm khác nhau. Từ bồn cầu, sen vòi, phụ kiện, chậu rửa lavabo, bình nóng lạnh, gương cho đến các loại đá ốp lát, gạch ốp lát cho nhà vệ sinh hoặc nhà tắm.

 

Bán nhiều loại giúp cho lợi nhuận của bạn tăng cao. Vì vậy việc bán giá cả hợp lý thậm chí là rẻ để thu hút nhiều khách hàng, bán được nhiều mặt hàng hơn đang được các cửa hàng áp dụng rất hiệu quả.

4. Học hỏi kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh từ người khác

Để kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả, bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ các người đi trước đồng thời đừng bỏ qua việc nghiên cứu thị trường trong kinh doanh. Thông thường, bạn có thể trở thành người bán hàng chuyên nghiệp và hiểu biết về sản phẩm sau khoảng vài tháng kinh doanh. Ngoài học hỏi từ các chủ cửa hàng hay người có kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh, bạn còn có thể học thêm từ các nhân viên kinh doanh của các nhà phân phối thiết bị vệ sinh bạn nhập hàng. Họ có thể tư vấn cho bạn cách bán hàng và phát triển cửa hàng để bạn trưởng thành trong nghề.



5. Cách trang trí cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh

Trang trí cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh là một kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả hiện nay. Đồng thời bạn cần chú ý nếu muốn bán hàng hiệu quả và tạo sự khác biệt so với các cửa hàng kinh doanh khác.

 

Trang trí cửa hàng thiết bị vệ sinh đóng vai trò quan trọng giúp cửa hàng của bạn thu hút khách hàng.

 

– Chỉ nên chọn mặt hàng 2 đến 3 thương hiệu tránh giàn trải chi phí đầu tư và khó khăn khi tư vấn khi bán hàng.

– Trưng bày các vách ngặn gạch, hoặc giá gạch lớn sát tường và vào bên trong để tận dụng toàn bộ không gian trong cùng của showroom và sát tường.


– Nên trưng bày các sản phẩm như bồn cầu, tủ chậu hoặc lavabo ở tầm thấp và dịch dần ra ngoài.


– Có thể trưng bày các không gian phòng tắm mô hình thu nhỏ sát tường để tránh bị che khuất tầm nhìn bởi những mô hình phòng tắm này với các sản phẩm khác.


– Nên bố trí trưng bày sản phẩm từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới để thuận tiện cho khách hàng quan sát từ bên ngoài cửa hàng có thể nhìn được sản phẩm của showroom.

6. Đừng bỏ qua việc Marketing cho cửa hàng

Nếu như bạn kinh doanh thiết bị vệ sinh trong khoảng 10 đến 15 năm trước thì có vị trí cửa hàng tốt và quan hệ với nhà thầu xây dựng hay các mối khách hàng là có thể yên tâm để cửa hàng hoạt động. Tuy nhiên, ở thời buổi Internet phát triển mạnh như hiện nay thì bạn không thể bỏ qua việc triển khai Marketing cho cửa hàng thiết bị vệ sinh. Một kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh đó là bạn nên chú trọng Marketing cho cửa hàng, trong đó có hai hình thức Marketing trực tiếp và Marketing Online.

Với Marketing trực tiếp, bạn có thể phát tờ rơi, treo băng rôn hoặc đến tận chân công trình báo giá, tìm kiếm khách hàng, tặng catalogue hay brochure. Mặc dù vậy với sự phát triển của Internet thì các hình thức Marketing Online ngày càng phát triển. Bạn có thể bán hàng trên Facebook, Zalo, Viber, gửi Email Marketing cho khách hàng.


Đồng thời một kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh của nhiều chủ cửa hàng đó là nên thiết kế website bán hàng. Thông qua website bạn có thể trưng bày nhanh chóng tất cả các mặt hàng cùng thông tin sản phẩm, giá bán một cách trực quan. Đặc biệt, khách hàng có thể tham khảo các mặt hàng hoặc liên hệ tư vấn trước khi đến cửa hàng xem hàng. Nhờ đó tăng khả năng chốt sale trong bán hàng. Ngoài ra, với website bán hàng, bạn còn triển khai nhanh chóng việc chạy quảng cáo Google Adwords hay SEO để có lượng khách hàng ổn định và lâu dài, đặc biệt vào các mùa cao điểm.

7. Vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh

Không có một chuyên gia nào có thể khẳng định được lượng vốn cần thiết phải bỏ ra cho 1 cửa hàng thiết bị vệ sinh. Tuy nhiên tại đây chúng tôi xin ước chừng một số chi phí bạn cần quan tâm.

  • Với diện tích khoảng 50m2-70m2 ( Dành cho tỉnh ), bạn cần chi trả khoảng 40 – 60 triệu đầu tư cho tiền thiết bị vệ sinh và nên hợp tác với 1 hãng đáng tin tưởng, chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong ngành.
  • Với diện tích 70m2- 100m2, vốn chi phí giao động từ 60 – 100 triệu (Dành cho tỉnh)
  • Với diện tích 100m2 – 200m2, số tiền bạn sử dụng khoảng 150 triệu. ( Nhập sản phẩm thiết bị vệ sinh từ 2-3 nguồn cung cấp khác nhau)
  • Diện tích trên 200m2, với 1 cửa hàng 200m2 thì số tiền trưng bày lên đến khoảng 300-500 triệu ( bạn có thể nhập từ 4-5 hãng thiết bị vệ sinh khác nhau)
  • Quy mô lớn hơn có thể đầu tư hàng tỷ đồng

8.  Nhân lực kinh doanh thiết bị vệ sinh

Yếu tố con người là yếu tố quyết định đến thành công của một doanh nghiệp.

Cửa hàng đẹp chỉ là yếu tố đầu tiên để thu hút khách hàng vào cửa hàng của mình, để giữ chân khách hàng lại là ở nhân viên bán hàng.

Nhân viên kinh doanh bán hàng là yếu tố quyết định từ khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng, bán hàng, đến bảo hành sản phẩm. Tất cả sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng. Vì vậy việc chọn lựa nhân viên giỏi, yêu nghề và chân thành trong khâu bán hàng là yếu tố quan trọng.

Kinh doanh thiết bị vệ sinh hiệu quả


Trên đây là các kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh bạn có thể áp dụng trong kinh doanh. Chúng tôi  hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả khi mới mở cửa hàng kinh doanh. Chúc bạn gặt hái thành công với dự định mở cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh trong thời gian tới.


Tham khảo bài viết: cầu thang kết hợp nhà vệ sinh

https://thietbivesinhkorest.wordpress.com/2021/03/25/gioi-thieu-mau-ma-va-bao-gia-cua-nhua-nha-ve-sinh/

Đặng Văn Lâm

Tôi là Đăng Văn Lâm. Chuyên tuyển tập vác nội dung kiến thức về thiết bị vệ sinh

Related Posts

Gửi Email nhận tài liệu

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form